Tại sao Mark Zuckerberg đeo cà vạt đi làm từ năm 2009

CEO Facebook Mark Zuckerberg là người nổi tiếng không màng đến chuyện ăn mặc, anh ý thà dành thời gian để suy nghĩ về công việc mỗi sáng hơn là phải quyết định hôm nay sẽ khoác bộ quần áo nào lên người. Đó là lý do tại sao Mark có vô cùng nhiều áo phông màu xám như chúng ta vẫn thường thấy.
Thế nhưng vào năm 2009, có một sự kiện xảy ra và đã thay đổi tất cả thế giới quanh Mark.Năm 2009 là năm kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, điều kiện kinh doanh của facebook hết sức khó khăn. Mark từng thú nhận trong 1 podcast với đồng sáng lập Linkedin Reid Hoffman rằng “tại thời điểm đó, chúng tôi đang trải qua 1 cuộc khủng hoảng tài chính nội bộ, tình hình kinh doanh của công ty có dòng tiền mặt âm.”
“Tôi hiểu rằng 2009 sẽ là 1 năm đầy khó khăn cho chúng tôi. Tôi chọn đeo cà vạt, cùng áo sơ mi và áo vest trọn năm 2009 để làm biểu tượng cho việc năm này quan trọng và nghiêm túc đến mức độ thế nào với Facebook.”
Trên facebook cá nhân, Zuckerberg xếp sự kiện “Đeo cà vạt cả năm/ Wear Tie for a Whole Year” là sự kiện cuộc đời/ Life Event.
Cùng nhiều nỗ lực của tổ chức, Facebook đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục, đi từ thặng dư tiền mặt âm sang dương. Sự kiện đeo cà vạt để thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp, tập trung và truyền cảm hứng cho nhân viên theo phương châm “sốc” tinh thần cuối cùng đã truyền cảm hứng ngược lại cho Zuckerberg trong việc đặt thách thức thú vị khác vào các năm tiếp theo cho cuộc đời.
Kế tiếp sự kiện chuyển hoá thành công” Đeo cà vạt” năm 2009, Zuckerberg đặt nhiều mục tiêu năm đầy cảm hứng. Ví dụ: học tiếng Trung 2010, đọc một cuốn sách mỗi 2 tuần (2015), gặp gỡ người dân ở 30 bang ở Mỹ mà anh chưa từng tới (2017)…
Ở thế giới phương Tây, nhiều nghiên cứu từ những năm 1970 đã chỉ ra rằng việc ăn mặc tạo dấu ấn cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến kết quả công việc và sự thăng tiến sự nghiệp. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy khi đi làm, các bạn tây nhìn thường sang trọng hơn các bạn Á, hay các bạn Việt.
Hình thức họ có đẹp hơn mình không? Sophie không nghĩ vậy, nhưng mặc đẹp, chuyên nghiệp, phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử phù hợp với từng sự kiện là điều chắc chắn. Không phải ngẫu nhiên mà người Việt mình hay có tâm lý “sợ tây”. Lý do bề mặt là do khoảng cách ngôn ngữ, lý do sâu sa là do chúng ta sợ bị “look down/ nhìn xuống, coi thường”.
Khi bạn không tự thuyết phục bản thân là mình đang nhìn ổn về cả diện mạo và khí chất, có cách nào khác để bạn thuyết phục người khác có cái nhìn tích cực về bạn không?